Sắt sinh học là gì? Khác biệt giữa sắt hữu cơ và sắt sinh học?
Quỳnh
Th 4 25/09/2024
Nội dung bài viết
Sắt là một khoáng chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong cơ thể con người, đặc biệt là trong quá trình tạo máu và vận chuyển oxy. Đối với phụ nữ mang thai, nhu cầu sắt tăng cao để đáp ứng sự phát triển của thai nhi và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về sắt sinh học và so sánh nó với sắt hữu cơ truyền thống.
I. Giới thiệu về sắt và tầm quan trọng của sắt đối với cơ thể
Sắt là một thành phần quan trọng của hemoglobin - protein có trong hồng cầu, giúp vận chuyển oxy từ phổi đến các tế bào trong cơ thể. Ngoài ra, sắt còn tham gia vào nhiều quá trình trao đổi chất khác. Thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu, mệt mỏi, suy giảm hệ miễn dịch và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi ở phụ nữ mang thai.[1]
II. Các loại sắt bổ sung phổ biến
1. Sắt vô cơ
Sắt vô cơ là dạng sắt đơn giản nhất, thường gặp dưới dạng muối sắt như sắt sulfate. Loại sắt này có giá thành thấp nhưng khả năng hấp thu kém và dễ gây tác dụng phụ như táo bón, buồn nôn.
2. Sắt hữu cơ
Sắt hữu cơ là dạng sắt được liên kết với các phân tử hữu cơ như amino acid. Loại sắt này có khả năng hấp thu tốt hơn sắt vô cơ, ít gây tác dụng phụ và mùi vị dễ uống hơn. Tuy nhiên, giá thành cao hơn và hàm lượng sắt thấp hơn so với sắt vô cơ.
III. Sắt sinh học là gì?
Sắt sinh học là một khái niệm khá mới và chưa được nhiều người biết đến nhờ được ứng dụng công nghệ Liposome. Khác hoàn toàn với những dòng sắt truyền thống, các phân tử sắt sinh học được bao bọc bởi lớp màng liposome.
Màng liposome được bao bọc bởi một hay nhiều lớp màng phospholipid kép và có cấu trúc tương đồng với màng tế bào. Nhờ lớp màng liposome, sắt sinh học đã khắc phục được rất nhiều nhược điểm của các dòng sắt truyền thống khác: hấp thu cao, không gây ra các tác dụng phụ như táo bón, nóng trong.
1. Sự khác biệt giữa sắt hữu cơ và sắt sinh học
Nhờ cấu trúc liposome, sắt sinh học có khả năng hấp thu cao hơn sắt hữu cơ thông thường, có thể lên đến 4,7 lần so với sắt fumarate (một dạng sắt hữu cơ phổ biến).
Lớp màng liposome bảo vệ sắt khỏi tác động của enzyme tiêu hóa, giúp hạn chế tối đa các tác dụng phụ như nóng trong, táo bó, kích ứng đường tiêu hoá so với sắt hữu cơ.
Sắt sinh học không có mùi tanh đặc trưng của sắt, giúp người dùng dễ dàng sử dụng hơn, đặc biệt là phụ nữ mang thai bị ốm nghén.
2. Sắt sinh học Ferrolip
Sắt sinh học Ferrolip là sản phẩm bổ sung sắt cao cấp từ Italia, lý tưởng cho phụ nữ mang thai và người thiếu máu. Với công nghệ vi bao liposome, Ferrolip tăng hấp thu sắt, giảm tác dụng phụ. Dạng bột tan nhanh, hương chanh dễ chịu, không tanh, Ferrolip mang lại hiệu quả vượt trội trong việc cải thiện tình trạng thiếu sắt an toàn và tiện lợi.
Sắt sinh học Ferrolip - Giải pháp bổ sung sắt hiệu quả và an toàn cho bà bầu
3. Đặc điểm nổi bật của Sắt Ferrolip
Công nghệ vi bao Liposome, giúp tăng khả năng hấp thu sắt lên 4.7 lần so với sắt hữu cơ truyền thống,[2] đồng thời bảo vệ sắt khỏi tác động của acid dạ dày.
Hạn chế tác dụng phụ, ít gây nóng trong, táo bón hay kích ứng đường tiêu hóa.
Dễ sử dụng, dạng bột tan ngay trong miệng, hương vị chanh dễ chịu, không tanh và không có dư vị kim loại.
Ferrolip được đóng gói nhỏ gọn, tiện lợi, dễ mang theo, không cần pha với nước khi sử dụng.
An toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú
IV. Hướng dẫn bổ sung sắt cho bà bầu
1. Thời điểm bắt đầu bổ sung sắt
Phụ nữ nên bắt đầu bổ sung sắt ngay từ khi có kế hoạch mang thai ít nhất 3 tháng để chuẩn bị sức khỏe tốt và tăng khả năng thụ thai. Duy trì bổ sung sắt trong suốt thai kỳ và tiếp tục uống sắt 6-12 tuần sau sinh để đảm bảo sức khỏe tối ưu cho cả mẹ và bé.[2]
Việc bổ sung sắt sau sinh giúp bù đắp lượng máu đã mất trong quá trình sinh nở và hỗ trợ cơ thể phục hồi nhanh chóng, ngăn ngừa các vấn đề như suy nhược cơ thể, đau đầu, mệt mỏi hay rụng tóc.
2. Nhu cầu sắt của mẹ bầu theo khuyến cáo
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), phụ nữ mang thai cần bổ sung từ 30 – 60 mg sắt nguyên tố hàng ngày trong suốt thai kỳ.[3]
3. Cách sử dụng sắt hiệu quả
Để bổ sung sắt cho bà bầu hiệu quả, nên uống sắt vào buổi sáng hoặc trưa, sau bữa ăn chính. Tránh uống sắt vào buổi tối vì có thể gây khó ngủ.
Nên uống sắt cách xa bữa ăn ít nhất 1 giờ để tăng khả năng hấp thu.
Tránh uống sắt cùng với canxi vì chúng có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt.
V. Đánh giá từ chuyên gia và người dùng
1. Ý kiến từ chuyên gia
ThS. Bác sĩ Vũ Thanh Bình, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội chia sẻ: "Sắt được bọc màng liposome sẽ tăng hiệu quả, giảm tác dụng phụ. Rất tốt cho mẹ bầu sử dụng, đặc biệt là những mẹ bị nghén, không uống được cả sắt viên hay sắt nước!"
2. Phản hồi từ người dùng
Chị Yến Nhi chia sẻ: "Sắt dễ uống, không bị tanh, mùi vị thơm ngon như trà liptop. Mình uống thì không bị nóng hay táo bón gì cả. Sẽ ủng hộ tiếp."
Feedback về Sắt Ferrolip từ khách hàng của Nhà thuốc Việt Nhật
VI. Kết luận
Sắt sinh học là một bước tiến quan trọng trong việc bổ sung sắt, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai và những người có nhu cầu bổ sung sắt cao. Với khả năng hấp thu vượt trội và ít tác dụng phụ, sắt sinh học Ferrolip đang trở thành lựa chọn ưu tiên của nhiều chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ sản khoa.
Bổ sung sắt đúng cách không chỉ giúp phòng ngừa thiếu máu mà còn góp phần giảm thiểu tình trạng mệt mỏi thường gặp ở phụ nữ mang thai. Nếu bạn đang gặp phải vấn đề này, đừng bỏ lỡ bài viết "Mệt mỏi khi mang thai, mẹ cần làm gì? Mẹo để bớt mệt mỏi?" để tìm hiểu thêm các giải pháp hiệu quả giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của mình trong thai kỳ.
Tài liệu tham khảo:
[1] WHO (2012). Guideline: Daily iron and folic acid supplementation in pregnant women
[3] WHO (2016). Guideline: Iron Supplementation in Postpartum Women
[2] WHO (2016). WHO recommendations on antenatal care for a positive pregnancy experience.
Dược sĩ Đại học Hải Quỳnh Đã kiểm duyệt nội dung
Tốt nghiệp chuyên ngành Dược lâm sàng, Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực dược phẩm.