Banner top Banner top
Danh mục sản phẩm
Nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay vặn mình?

Nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay vặn mình?

Ánh Nhàn
Th 5 11/07/2024
Nội dung bài viết

Bài viết sau đây sẽ tổng hợp những thông tin về nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc và hay vặn mình, đồng thời đưa ra một số lời khuyên giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ cho bé.

I. Giới thiệu

Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh. Trong những tháng đầu đời, trẻ sơ sinh thường ngủ trung bình 18 giờ mỗi ngày [1]. Tuy nhiên, nhiều bé lại gặp phải tình trạng ngủ không sâu giấc, ngủ chập chờn hoặc hay vặn mình, khiến cha mẹ lo lắng. Hiểu rõ sinh lý giấc ngủ của trẻ và các yếu tố tác động sẽ giúp cha mẹ có biện pháp cải thiện giấc ngủ cho con.

nhathuocvietnhat.vn-Hiểu rõ sinh lý giấc ngủ của trẻ và các yếu tố tác động sẽ giúp cha mẹ có biện pháp cải thiện giấc ngủ cho con.

II. Đặc điểm (sinh lý) giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh có sự khác biệt so với trẻ lớn và người trưởng thành. Chu kỳ giấc ngủ của trẻ sơ sinh trải qua 5 giai đoạn xen kẽ giữa REM (ngủ mỡ) và NREM [2]:

nhathuocvietnhat.vn-Ở trẻ sơ sinh 0-3 tháng tuổi, giấc ngủ chỉ chia làm 2 giai đoạn, trong đó giấc ngủ REM chiếm 80% và giấc ngủ yên chiếm 20% tổng thời gian trong giấc ngủ của trẻ. Cộng thêm sự thay đổi từ bào thai ra môi trường bên ngoài là lý do vì sao mẹ thấy trẻ sơ sinh thường ngủ không sâu giấc, giật mình liên tục và dậy nhiều lần.

5 giai đoạn của một chu kỳ ngủ ở trẻ sơ sinh (40-50 phút)

  • Giai đoạn 1: Ru ngủ
  • Giai đoạn 2: Ngủ nông 
  • Giai đoạn 3+4: Ngủ sâu, rất sâu
  • Giai đoạn 5: Giấc ngủ REM

Chu kỳ ngủ của trẻ sơ sinh chỉ kéo dài khoảng 50 phút, ngắn hơn nhiều so với người lớn (90-100 phút). Điều này khiến trẻ dễ thức giấc, ngủ không sâu giấc hơn. Nhưng nhờ đặc điểm sinh lý này mà trẻ ít có nguy cơ đột tử trong khi ngủ (SIDS) [4].

Ở trẻ sơ sinh 0-3 tháng tuổi, giấc ngủ chỉ chia làm 2 giai đoạn, trong đó giấc ngủ REM chiếm 80% và giấc ngủ yên chiếm 20% tổng thời gian trong giấc ngủ của trẻ. Cộng thêm sự thay đổi từ bào thai ra môi trường bên ngoài là lý do vì sao mẹ thấy trẻ sơ sinh thường ngủ không sâu giấc, giật mình liên tục và dậy nhiều lần. Tuy giai đoạn giấc ngủ REM trẻ thường ngủ không sâu giấc nhưng lại có vai trò rất quan trọng bởi đây chính là giai đoạn não bộ diễn ra quá trình ghi nhớ, học tập, phát triển [4].

III. Các yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Ngoài đặc điểm sinh lý, chất lượng giấc ngủ của trẻ sơ sinh còn chịu tác động của nhiều yếu tố môi trường và hành vi khác nhau:

1. Môi trường ngủ:

  • Nhiệt độ phòng quá nóng hoặc quá lạnh sẽ khiến trẻ khó ngủ ngon. Nhiệt độ phòng lý tưởng nên dao động trong khoảng 25-27 độ C [3].

  • Ánh sáng cũng đóng vai trò quan trọng. Ban ngày nên để trẻ tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên để hình thành nhịp sinh học. Ban đêm nên tắt đèn hoặc chỉ bật đèn ngủ để trẻ dễ chìm sâu vào giấc ngủ [1].

  • Tiếng ồn hoặc hoạt động xung quanh có thể khiến trẻ bị đánh thức. Cần tạo không gian yên tĩnh để trẻ ngủ ngon hơn [2].

nhathuocvietnhat.vn-Nhiệt độ phòng quá nóng hoặc quá lạnh sẽ khiến trẻ khó ngủ ngon. Nhiệt độ phòng lý tưởng nên dao động trong khoảng 25-27 độ C

Nhiệt độ phòng lý tưởng nên dao động trong khoảng 25-27 độ C

2. Hành vi chăm sóc trẻ:

  • Tránh kích thích quá mức cho trẻ trước giờ đi ngủ như chơi đùa, nói chuyện. Những hoạt động này nên kết thúc trước giờ ngủ 2-3 tiếng [1].

  • Không nên cố gắng dỗ trẻ ngủ bằng mọi cách vì có thể gây phản tác dụng [2].

  • Để trẻ ngủ trưa quá trễ hoặc quá nhiều cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm [2].

  • Trẻ có tính khí hiền lành thường dễ chìm vào giấc ngủ hơn [2].

3. Yếu tố gia đình:

  • Kỳ vọng không thực tế của cha mẹ về nhu cầu ngủ của trẻ có thể gây áp lực [2].

  • Văn hóa gia đình cũng ảnh hưởng đến thói quen ngủ của trẻ [2].

  • Mẹ bị trầm cảm sau sinh làm giảm chất lượng giấc ngủ của trẻ [2].

4. Bệnh lý ở trẻ sơ sinh:

Tất cả các bệnh lý thực thể như cảm cúm, dị ứng, trào ngược, các vấn đề về hô hấp... đều gây ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ của trẻ [2].
Ngoài ra, thiếu hụt một số dưỡng chất quan trọng có thể gây rối loạn giấc ngủ ở trẻ. Một số dưỡng chất này có thể kể ra như:

Bổ sung đầy đủ vitamin D3 hoặc Vitamin D3K2 giúp tăng hấp thu canxi, góp phần cải thiện chất lượng giấc ngủ ở trẻ do nguyên nhân thiếu hụt canxi gây nên.

IV. Kết luận

Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc và hay vặn mình có thể do nhiều nguyên nhân từ sinh lý đến môi trường, hành vi nuôi dạy. Cha mẹ cần tạo môi trường ngủ thoải mái, lành mạnh, đồng thời xây dựng thói quen ngủ đúng giờ cho con. Nếu trẻ sơ sinh ngủ ít, ngủ không sâu giấc kéo dài, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp can thiệp kịp thời. Một giấc ngủ chất lượng là tiền đề quan trọng để trẻ sơ sinh phát triển khỏe mạnh và toàn diện.

Tài liệu tham khảo:

  1. www.healthychildren.org

  2. www.parentingscience.com

  3. https://hipdysplasia.org

  4. American Academy of Pediatrics. SIDS and Other Sleep-Related Infant Deaths: Expansion of Recommendations for a Safe Infant Sleeping Environment. Pediatrics 2011;128:e1341–e1367

Tổng hợp: Ds Tấn Quang
 

nhathuocvietnhat.vn-Dược sĩ Đại Học Đỗ Thị Hải Quỳnh
Dược sĩ Đại học Hải Quỳnh nhathuocvietnhat.vn-icon stick Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp chuyên ngành Dược lâm sàng, Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực dược phẩm.

Viết bình luận của bạn
Nội dung bài viết