Cần Chuẩn Bị Gì Trước Khi Mang Thai?
Quỳnh
Th 5 06/06/2024
Nội dung bài viết
Đón chào một thành viên mới trong gia đình là một trong những niềm vui lớn nhất trong cuộc đời. Tuy nhiên, để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh và mang đến một đứa trẻ khoẻ mạnh, cần có sự chuẩn bị đầy đủ từ trước.
Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết về những điều cần chuẩn bị trước khi mang thai, từ khám sức khỏe tổng quát, bổ sung dinh dưỡng, thay đổi lối sống lành mạnh cho đến chuẩn bị tâm lý và kế hoạch tài chính.
I. Khám Sức Khỏe Tổng Quát
Trước khi mang thai, điều quan trọng đầu tiên là đảm bảo sức khỏe tổng quát của bạn ở mức tốt nhất. Điều này bao gồm:
1. Khám Phụ Khoa
Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe sinh sản và phát hiện bất kỳ vấn đề nào như nhiễm trùng, u xơ tử cung hoặc các bệnh lý khác có thể gây ra khó khăn trong việc thụ thai hoặc mang thai.
2. Khám Nha Khoa
Kiểm tra và điều trị các vấn đề răng miệng như viêm nướu, sâu răng hoặc các bệnh lý khác để tránh nhiễm trùng và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra trong thai kỳ.
3. Kiểm Tra Tiền Sử Bệnh Lý
Cung cấp cho bác sĩ thông tin về tiền sử bệnh lý của bạn và gia đình để đánh giá nguy cơ và đưa ra hướng dẫn phù hợp.
4. Kiểm Tra Tình Trạng Tiêm Chủng
Đảm bảo đã tiêm phòng đầy đủ các vắc-xin cần thiết và hoàn tất việc tiêm ngừa trước khi chuẩn bị có bầu 3 tháng. Các mũi tiêm ngừa quan trọng bao gồm sởi, quai bị, rubella, thủy đậu, cúm mùa, viêm gan siêu vi B để bảo vệ bà mẹ và em bé khỏi bệnh truyền nhiễm.
Các mũi tiêm ngừa quan trọng trước mang thai giúp bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ
II. Bổ Sung Dinh Dưỡng
Một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng dinh dưỡng là rất quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị mang thai. Bổ sung các dưỡng chất thiết yếu sẽ giúp cơ thể sẵn sàng cho thai kỳ và hỗ trợ sự phát triển khỏe mạnh của em bé.
1. Acid folic
Acid folic đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh. Phụ nữ nên bổ sung 400-800 mcg acid folic mỗi ngày ít nhất 1 tháng trước khi mang thai và và tiếp tục trong suốt thai kỳ qua các loại thực phẩm hoặc bằng viên uống. [1]
2. Sắt
Nhu cầu sắt tăng lên đáng kể trong thai kỳ với nhu cầu 30-60mg/ngày để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Bổ sung sắt giúp tăng cường lượng máu và ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu ở bà mẹ trong thai kỳ. [2]
3. Canxi
Canxi là dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển hệ xương và răng của thai nhi. Bổ sung đủ canxi cũng giúp ngăn ngừa tiền sản giận, sinh non và nguy cơ loãng xương ở mẹ trong thai kỳ và sau sinh.[3] Lượng canxi khuyến nghị là 1.000-1.500mg/ngày.[4]
4. Vitamin tổng hợp trước mang thai
Các loại vitamin và khoáng chất khác như vitamin D, vitamin B12, kẽm, đồng,... cũng rất cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Bổ sung vitamin tổng hợp dành riêng cho bà bầu sẽ đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết.
Để hiểu rõ hơn về từng loại vitamin, khoáng chất quan trọng và khuyến nghị cụ thể về liều lượng cần bổ sung trước thai kỳ, hãy tham khảo bài viết "Trước mang thai cần bổ sung gì? 7 loại vitamin và khoáng chất không thể bỏ qua".
5. Các loại dinh dưỡng bổ sung trước mang thai cho nữ và nam
5.1. Bổ trứng cho phụ nữ chuẩn bị mang thai
5.2. Cải thiện số lượng và chất lượng tinh trùng ở nam giới
III. Thay Đổi Lối Sống
Thay đổi lối sống lành mạnh là một yếu tố quan trọng để chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh.
1. Chế độ ăn uống lành mạnh:
Ăn nhiều rau xanh và trái cây để cung cấp các vitamin, khoáng chất và chất xơ.
Hạn chế đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh và thức ăn giàu đường, muối và chất béo không lành mạnh.
Các thực phẩm giàu vitamin nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày trước khi mang thai
2. Tập thể dục đều đặn
3. Ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi hợp lý
4. Quản lý stress
- Căng thẳng quá mức có thể ảnh hưởng đến sức khỏe bà mẹ và sự phát triển của thai nhi.
- Giảm stress bằng cách ngồi thiền, tập yoga, nghe nhạc, đọc sách hoặc tham gia các hoạt động giải trí.
IV. Thói Quen Cần Tránh
Trước và trong thai kỳ, có một số thói quen cần tránh để đảm bảo sức khỏe của bà mẹ và sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.
1. Hút Thuốc Lá
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non và các vấn đề sức khỏe khác cho thai nhi.
2. Uống Rượu Bia
Uống rượu bia trong thời kỳ mang thai có thể gây ra các vấn đề về phát triển não bộ, dị tật bẩm sinh và các vấn đề sức khỏe khác cho thai nhi.
3. Tiếp Xúc Với Hóa Chất Độc Hại
Một số hóa chất độc hại như chì, thuỷ ngân, nhiễm bẩn không khí và khói thuốc lá thụ động có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
4. Dùng Thuốc Khi Chưa Có Chỉ Định Của Bác Sĩ
Một số loại thuốc có thể gây hại cho thai nhi, do đó chỉ nên sử dụng khi được bác sĩ chỉ định.
V. Chuẩn Bị Tâm Lý
Ngoài việc chuẩn bị về mặt thể chất, việc chuẩn bị tâm lý cũng rất quan trọng để đón nhận một cách tốt nhất giai đoạn mới trong cuộc sống.
1. Thảo Luận Với Bạn Đời
Thảo luận cởi mở với bạn đời về quyết định mang thai, chia sẻ mong muốn, lo lắng và kỳ vọng.
2. Xây Dựng Kế Hoạch Tài Chính
Lên kế hoạch tài chính để đảm bảo nguồn lực đủ đáp ứng nhu cầu chăm sóc cho thai nhi và trẻ sơ sinh.
3. Chuẩn Bị Kiến Thức Chăm Sóc Bản Thân Và Em Bé:
Tìm hiểu về quá trình mang thai, sinh nở và chăm sóc trẻ sơ sinh. Tham gia các lớp học dạy kỹ năng chăm sóc trẻ hoặc đọc các tài liệu liên quan.
4. Tìm Sự Hỗ Trợ Từ Gia Đình Và Bạn Bè
Sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè rất quan trọng trong giai đoạn này. Chia sẻ với người thân để nhận được sự động viên và hỗ trợ tinh thần cần thiết.
VI. Kết luận
Chuẩn bị đầy đủ trước khi mang thai là điều kiện tiên quyết để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh và em bé phát triển toàn diện. Đừng bỏ qua giai đoạn quan trọng này.
Hãy đầu tư ngay cho sức khỏe bạn và bé yêu bằng cách sử dụng các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng chất lượng cao như Elevit, Blackmores Conceive Well Gold hay Pregnacare Him & Her Conception. Kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống tích cực, để tạo nền tảng vững chắc cho một thai kỳ khỏe mạnh.
Tài liệu tham khảo
[1] Organization of Teratology Information Specialists. Mother To Baby (1994)
[2] WHO (2012) Guideline: Daily iron and folic acid supplementation in pregnant women
[3] Hacker AN, Fung EB, King JC. Role of calcium during pregnancy: maternal and fetal needs. Nutr Rev 2012 Jul;70(7):397-409.
[4] Guideline: Calcium supplementation in pregnant women. Geneva: World Health Organization; 2013.
Dược sĩ Đại học Hải Quỳnh Đã kiểm duyệt nội dung
Tốt nghiệp chuyên ngành Dược lâm sàng, Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực dược phẩm.