Bé có đang thiếu sắt? Cha mẹ đừng bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo này
Quỳnh
CN 12/05/2024
Nội dung bài viết
Sắt là vi chất cần thiết cho cơ thể và hơn hết là cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Sắt tham gia vào quá trình tạo máu, vận chuyển oxy và nhiều chức năng quan trọng khác. Tuy nhiên, tình trạng thiếu sắt khá phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thiếu sắt không chỉ khiến trẻ thiếu máu mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển thể chất, nhận thức và hành vi của trẻ.
Cha mẹ cần nắm rõ các nguyên nhân, dấu hiệu thiếu sắt ở trẻ cũng như biết cách phòng ngừa, cung cấp sắt hợp lý qua chế độ ăn và chế phẩm bổ sung sắt để đảm bảo cho con phát triển khỏe mạnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin quan trọng về vấn đề này.
I. Các đối tượng dễ bị thiếu sắt
1. Phụ nữ có thai và cho con bú:
Trong thai kỳ, mẹ sẽ truyền một lượng lớn sắt cho con dự trữ và phần lớn truyền vào 3 tháng cuối thai kỳ và mất máu do quá trình sinh nở nên tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ có thai và cho con bú trong giai đoạn này trở nên trầm trọng hơn.[1]
2. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:
Trẻ sinh non
Quá trình dự trữ sắt của thai nhi chủ yếu diễn ra trong 3 tháng cuối cùng. Với các bé sinh trước tuần 37, quá trình này bị gián đoạn khiến con không dự trữ đủ lượng sắt để dùng sau khi chào đời. [1], [2]
Trẻ bú mẹ hoàn toàn
Sữa mẹ chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng nhưng hầu như không chứa sắt. Lượng sắt dự trữ trong cơ thể con sẽ cạn dần sau 4 đến 6 tháng.[3] Lúc này, nếu trẻ vẫn bú mẹ hoàn toàn mà không được cung cấp đủ sắt thông qua chế độ ăn dặm hoặc các chế phẩm bổ sung sắt thì trẻ dễ bị thiếu sắt. Do đó, mẹ cần xây dựng chế độ ăn đa dạng và giàu sắt hoặc bổ sung sắt dạng uống để trẻ không bị thiếu sắt.
Nguy cơ thiếu sắt ở trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn sau 6 tháng tuổi
Trẻ biếng ăn, chế độ ăn thiếu sắt
Trẻ biếng ăn dài ngày hoặc chế độ ăn dặm không đa dạng, ăn ít thức ăn từ động vật hoặc ăn chay khiến trẻ bị thiếu sắt và các vi chất khác.
Trẻ uống sữa tươi, sữa bò quá nhiều
Trong thành phần sữa tươi có rất ít sắt mà chứa nhiều canxi. Vì vậy việc uống quá nhiều sữa tươi (> 600ml sữa/ ngày) sẽ khiến canxi gây cản trở hấp thu sắt từ thức ăn khác.[6] Ngoài ra, việc bổ sung sữa quá nhiều sẽ khiến trẻ no, biếng ăn, dẫn đến không nhận đủ sắt cùng các vi chất quan trọng khác từ thức ăn.
II. Hệ quả của thiếu sắt
Suy giảm chức năng nhận thức, ảnh hưởng đến trí nhớ, khả năng tập trung bị giảm sút. [4], [5]
Chậm phát triển về thể chất và tinh thần.
Suy giảm miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp
Ở phụ nữ có thai, tình trạng thiếu sắt trầm trọng sẽ tăng nguy cơ sinh con thiếu tháng, nhẹ cân.[5], [7]
III. Dấu hiệu thiếu sắt ở trẻ
Da xanh xao, nhợt nhạt, đặc biệt ở vùng vành tai, lòng bàn tay, bàn chân hay niêm mạc miệng [6]
Thường xuyên đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, kém tập trung, hay buồn ngủ [6]
Dễ ốm vặt, mắc các bệnh nhiễm trùng như: viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, viêm phổi…
Kết mạc mắt nhạt màu
Rối loạn tiêu hóa, sụt cân (khi thiếu sắt nặng)
Lười vận động, ít khi nô đùa như những trẻ cùng tuổi.
Rụng tóc, móng tay móng chân dễ gãy.
Trẻ mệt mỏi, biếng ăn, da xanh xao nhợt nhạt là biểu hiện của thiếu sắt
V. Biện pháp phòng ngừa và điều trị thiếu sắt ở trẻ
1. Cung cấp đủ sắt trong chế độ ăn dặm
Sau 6 tháng tuổi, mẹ nên bổ sung sắt cho trẻ từ chế độ ăn dặm. Mẹ nên xây dựng một chế độ ăn dặm hợp lý, bắt đầu cho bé ăn bằng các món ăn lỏng, xay nhuyễn, sau đó tăng dần độ đặc.
Ưu tiên các thực phẩm giàu sắt và chất đạm như thịt bò, thịt lợn, tôm, cua, trứng và một số loại rau màu xanh đậm,… Điều này giúp hạn chế tình trạng con biếng ăn và bé có thể ăn uống đa dạng hơn.
Thực phẩm giàu sắt nên bổ sung cho bé
2. Dùng chế phẩm sắt theo hướng dẫn
Sử dụng chế phẩm sắt dạng siro phù hợp với trẻ để bổ sung sắt hiệu quả.
3. Kiểm tra định kỳ nồng độ sắt trong máu
Kiểm tra định kỳ nồng độ sắt trong máu giúp kịp thời phát hiện và điều trị tình trạng thiếu sắt ở trẻ, tránh được các dấu hiệu thiếu máu thiếu sắt nguy hiểm.
Việc duy trì các biện pháp trên sẽ giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị hiệu quả tình trạng thiếu sắt ở trẻ sơ sinh, đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng quan trọng này cho sự phát triển khỏe mạnh.
VI. Liều bổ sung sắt cho trẻ
Theo Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị (RDAs) [4], nhu cầu sắt ở trẻ:
Liều bổ sung sắt ở trẻ theo Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị (RDAs)
VII. Các lưu ý khi bổ sung sắt cho trẻ
Thời điểm bổ sung sắt: Uống vào buổi sáng, trước ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ, nếu bé bị rối loạn về tiêu hoá thì uống cùng với bữa ăn.
Không nên cho trẻ uống sắt cùng lúc với canxi hoặc sữa. Vì chúng có thể ức chế hiệu quả của nhau, thay vào đó nên cho trẻ uống mỗi loại cách nhau 2 tiếng.
Kết hợp việc bổ sung sắt với một chế độ ăn đa dạng dinh dưỡng và giàu sắt giúp cơ thể bé khoẻ mạnh hơn.
VIII. Mách mẹ cách lựa chọn sắt phù hợp cho trẻ
1. Nên chọn sắt hữu cơ thay vì sắt vô cơ
Sắt hữu cơ dễ hấp thụ hơn so với sắt vô cơ vì sắt hữu cơ thường tồn tại dưới dạng mà phức (sắt amin, sắt fumarat, hay sắt polymaltose), lượng sắt giải phóng ở ruột một cách có kiểm soát,giúp cải thiện quá trình hấp thụ sắt trong cơ thể và giảm tác dụng phụ như táo bón, phân đen. Với sắt vô cơ, loại sắt này phóng thích rất nhanh và không kiểm soát dẫn đến tỉ lệ hấp thu kém và gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn như táo bón hay đau dạ dày, phân đen.
Hiện nay, giá thành sắt hữu cơ đã rất rẻ và dễ tiếp cận. Các mẹ nên lựa chọn sắt hữu cơ cho bé.
Một số dùng sắt hữu cơ nổi tiếng trên thị trường như Ferrodue Buona của Ý, Ferrolip Baby hay Femalto.
Một số dùng sắt hữu cơ nổi tiếng trên thị trường như Ferrodue Buona của Ý, Ferrolip Baby hay Femalto.
2. Chọn sắt II hay sắt III?
Sắt II có khả năng hấp thu trực tiếp vào cơ thể, không cần phải bổ sung kèm vitamin C. Đặc biệt, các sắt II hữu cơ (sắt amin, sắt fumarat) sẽ hấp thu tốt hơn sắt III hữu cơ (polymaltose) vì được hấp thu trực tiếp tại ruột, không cần qua chuyển hoá. Ngược lại sắt III cần phải chuyển thành dạng sắt II trước khi hấp thu vào cơ thể, do đó quá trình hấp thu sắt III diễn ra chậm hơn so với sắt II. Tuy nhiên, điểm mạnh của sắt III là cơ chế hấp thu chủ động, giúp kiểm soát lượng sắt được hấp thu.
Phân loại một số chế phẩm sắt trên thị trường theo sắt II và sắt III:
Sắt II hữu cơ:
- Sắt hữu cơ nhỏ giọt Ferrodue Buona của Ý
- Sắt hữu cơ Ferrolip Baby của Ý
Sắt III hữu cơ:
Femalto - Sắt III hữu cơ nhỏ giọt cho trẻ.
3. Chọn sắt vị dễ uống
Sắt là kim loại, khi uống thường có vị tanh, khó uống. Một chế phẩm có hấp thu tốt như thế nào nhưng bé không tuân thủ được liều thì cũng không đạt được kết quả điều trị. Mẹ nên chọn cho bé sắt được điều vị để bé dễ uống.
Sắt hữu cơ Ferrolip Baby - Với vị đào thơm ngon, dễ uống
- Sắt hữu cơ nhỏ giọt Ferrodue Buona có bị dâu, không tanh, dễ uống. Ngoài ra liều dùng thấp là điểm cộng (lượng dùng ít)
- Sắt hữu cơ Ferrolip Baby với vị đào nổi tiếng trên thị trường với vị ngon, dễ uống.
4. Chọn sắt dễ chia liều
Nhiều chế phẩm sắt hiện nay rất khó để tính liều sắt sinh lý cho con. Khó hơn nữa là phải chỉnh liều theo cân nặng của trẻ hàng tháng. Không thể tháng nào cũng đi gặp Bác sĩ để hỏi lên liều như thế nào. Vì vậy, việc lựa chọn sắt chia được liều theo liều sinh lý cho bé chính là một điểm cộng.
Ferrodue Buona là dòng sắt nhỏ giọt đáp ứng tốt yêu cầu này. Mỗi một giọt tương ứng với 1 mg sắt. Ba mẹ chỉ cần nhớ mỗi ngày nhỏ số giọt bằng số ký của con.
Ferrodue Buona là dòng sắt nhỏ giọt đáp ứng tốt yêu cầu này. Mỗi một giọt tương ứng với 1 mg sắt. Ba mẹ chỉ cần nhớ mỗi ngày nhỏ số giọt bằng số ký của con.
Ferrodue Buona - Bổ sung sắt hữu cơ dạng nhỏ giọt cho bé nhập khẩu từ Ý
Ví dụ: Bé 8kg, bổ sung sắt theo liều sinh lý cho bé là 8mg. Vậy mỗi ngày nhỏ 8 giọt sắt Ferrudue cho bé.IX. Kết luận
Thiếu sắt là tình trạng phổ biến ở trẻ em, gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng như thiếu máu thiếu sắt, suy giảm miễn dịch và chậm phát triển. Trẻ thiếu sắt thường có các dấu hiệu như da xanh xao, mệt mỏi, hay ốm vặt.Để phòng ngừa và điều trị thiếu sắt ở trẻ, cha mẹ cần chú ý bổ sung các thực phẩm giàu sắt trong chế độ ăn dặm như thịt, cá, rau xanh. Ngoài ra, sử dụng các chế phẩm bổ sung sắt cho trẻ em theo hướng dẫn của bác sĩ cũng là cách hiệu quả để cải thiện tình trạng thiếu sắt, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và toàn diện.
Nếu nghi ngờ con mình thiếu sắt, đừng chần chừ! Hãy tham khảo ngay các lời khuyên từ chuyên gia để giúp con phòng tránh thiếu máu thiếu sắt và phát triển toàn diện.
Tài liệu tham khảo:
[1] Chandra, Deve, Varma, B., S., K.., Dantuluri, Vineela., Alavilli, Suma, Santhi., Viyyapu, Venkata, Deepika. (2023). Effect of maternal haemoglobin, serum ferritin and gestational age on neonatal iron indices. International Journal of Contemporary Pediatrics
[2] Lydia, Ilyenko., S, Bogdanova., S., I., Lazareva. (2023). Iron deficiency conditions prediction and prevention in children. RUDN Journal of Medicine
[3] Eesha., KK, Aggarwal., Sumita, Saluja. (2022). Iron Deficiency Anaemia among Exclusively Breastfed Term Infants of 4-6 Months Age and its Contributing Factors: A Cross-sectional Study. Journal of Clinical and Diagnostic Research
[4] Elaine, K, McCarthy., Deirdre, M., Murray., Mairead, Kiely. (2021). Iron deficiency during the first 1000 days of life: are we doing enough to protect the developing brain
[5] Nils, Milman. (2013). Fisiopatología e impacto de la deficiencia de hierro y la anemia en las mujeres gestantes y en los recién nacidos/infantes. Revista Peruana de Ginecología y Obstetricia,
[6] The Johns Hopkins Hospital - The Harriet Lane Handbook 22nd Edition (2020).
[7] T., N., Shumilina., Olga, V, Tsmur. (2022). Iron deficiency anemia during pregnancy and consequences related to it. doi: 10.32345/usmyj.3(132).2022.19-28
Dược sĩ Đại học Hải Quỳnh Đã kiểm duyệt nội dung
Tốt nghiệp chuyên ngành Dược lâm sàng, Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực dược phẩm.